Bản đồ chỉ đường

Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát?

Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát?

 

Mặc dù hiện nay xưng tán danh hiệu Quan Âm hay Quán Âm đều được, tùy thói quen của mỗi người. Nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm (Quán Thế Âm) hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.


     

Quán Âm hay Quan Âm là cách gọi khác nhau. Chữ 觀 (Guan) có hai âm Quan và Quán.
- Quan có một số nghĩa là xem, nhìn, quan sát.
- Quán có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, quán chiếu thâm sâu, quan sát tường tận.
- Quan là nghe, nhìn thông thường của giác quan; nhận biết về một cái gì đó.
- Quán thiên về tuệ giác, thấy rõ như thật bản chất của các pháp như nó đang là; thấy nghe với tuệ giác vô thường, vô ngã.

     



Quán Thế Âm là lắng nghe, quán xét sâu sắc âm thanh khổ đau cầu cứu của thế gian để cứu độ. Quán Tự Tại là quán chiếu sâu sắc thân năm uẩn (***) không có tự tính nên được tự tại, vượt thoát khổ ách.

 

12 Đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát 

Nguyện Thứ Nhất:

Khi thành Bồ Tát

Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm

Mười hai lời nguyện cao thâm

“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.

Nguyện Thứ Hai:

Không nài gian khổ

Quyết một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba:

Ta Bà ứng hiện

Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau

Oan oan tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Nguyện Thứ Tư:

Hay trừ yêu quái

Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

Nguyện Thứ Năm:

Tay cầm Dương Liễu

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

 

Chúng sanh điên đảo, đảo điên

An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

Nguyện Thứ Sáu:

Thường hành bình đẳng

Lòng từ bi thương xót chúng sanh

Hỷ xả tất cả lỗi lầm

Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.

Nguyện Thứ Bảy:

Dứt ba đường dữ

Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh

Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

 Nguyện Thứ Tám:

Giải thoát còng la

Nếu tội nhân sắp bị khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện Thứ Chín:

Cứu vớt hàm linh

Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.

Nguyện Thứ Mười:

Tây Phương tiếp dẫn

Tràng hoa thơm, kỹ; nhạc, lộng tàn

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.

Nguyện Thứ Mười Một:

Di Đà thọ ký

Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.

Nguyện Thứ Mười Hai:

Tu hành tin tấn

Dù thân nầy tan nát cũng đành

Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.

 

(***): Nói về nội dung Năm Uẩn thì Trưởng lão HT. Thích Viên Giác có giảng:

Năm uẩn là năm yếu tố hay năm nhóm kết hợp lại tạo thành con ngườihay nói cách khác, con người là một hợp thể của năm yếu tốgồm có

  1. Sắc uẩn (Rùpa) là yếu tố sinh lý - vật lý.
  2. Thọ uẩn (Vedanà) là yếu tố cảm giác
  3. Tưởng uẩn (Sãnnã) là yếu tố tri giác, là sự nhận biết đối tượng giác quan hay tâm lý
  4. Hành uẩn (Sankhàra) là yếu tố tâm lý hoạt động ngoài Thọ và Tưởng là những tâm lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định... thuộc ý chí còn gọi là Tư; 
  5. Thức uẩn (Vinãna) là yếu tố nhận thức, phát hiện sự có mặt của đối tượng, gồm có sáu thức. Thức làm nền tảng cho Thọ, Tưởng và Hành, theo Duy thức học thì có tám thức. Thức là Tâm vương (Citta); Thọ, Tưởng, Hành là Tâm sở (Cetasika).

    Tu tập quán chiếu năm uẩn:
    Mục đích của phân tích năm uẩn không phải là hình thành một hệ thống triết lý về con người và vũ trụ, mà để nhìn thấy một cách rõ rệt bản chất của con người và thế giới hiện tượng. Như đã nói, những khổ đau của con người là do vô minh, là không thấy rõ bản chất của sự sống. Do vô minh nên chấp ngã, chấp vào cái chủ thể bất biến; do chấp ngã mà có tham áisân hậnsi mê; do tham, sân, si mà có sợ hãithất vọngvấp ngã và tai nạn.
    Tu tập quán chiếu sâu sắc năm uẩn thì «minh« sẽ sinh, trí tuệ sẽ sinh, chấp thủ và tham ái sẽ diệt, đó là mục đích chính của tu tập quán chiếu năm uẩnTương tự trong Bát Nhã Tâm kinh nói: «Quán Tự Tại hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách«, tạm dịch: Bồ tát Quán Tự Tại (tức Quán Thế Âmthực hành trí tuệ thâm sâu thấy rõ tự tánh của năm uẩn là không, nên vượt thoát mọi khổ ách.
    Quán chiếu sâu sắc năm uẩn như sau:
    1)- Quán chiếu trên cơ sở các pháp ấn:
    Tức là quán năm uẩn là vô thường, là khổ đau, là trống rỗng, là vô ngã. Trang bị cho mình một cái nhìn sáng tỏchánh kiến về thân thể, về tình cảm, về nhận thức tư tưởng, về những hoạt động sâu kín của tâm lý, rằng chúng là vô thườngvô ngã; nếu chấp thủ tham ái chúng sẽ đưa đến khổ đau. Đức Phật thường thức tỉnh các đệ tử quán chiếu về năm uẩn một cách đơn giản như Ngài hỏi các Tỳ kheo:
    - «Thân thể là thường hay vô thường?
    - Bạch Thế Tônvô thường.
    Vô thường thì đưa đến khổ hay vui?
    - Bạch Thế Tôn, khổ.
    - Cái mà vô thường và khổ thì có hợp lý không khi cho rằng cái này là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi?
    - Bạch Thế Tôn... không hợp lý« (Tương Ưng III).
    Với sức quán chiếu thường xuyên như vậy sẽ tạo nên năng lực làm rơi rụng tâm tham ái và chấp thủ.
    2)- Quán chiếu năm uẩn do duyên sinh:
    Quán chiếu thân thể do bốn đại và bốn đại sở tạo tạo nên, nghĩa là do các yếu tố như thực phẩmmặt trời, không khí, dòng sông, di truyền, đất đá... thân thể hình thành và tồn tại do vô số nhân duyênQuán chiếu cảm thọ khổ, vui, không khổ không vui do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng mà sinh, các cảm giác ấy tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như không gian, thời giantrình độ văn hóathời tiếtđiều kiện xã hội... chỉ một cảm giác vui hay buồn chứa đựng cả một bầu trời duyên sinh và duyên diệt. Quán chiếu tri giác do sự tiếp xúc với hình sắcâm thanhmùi vị... mà sinh cái biết về sự vật, hình thành các khái niệm, nhận thức, chúng tùy thuộc vào các yếu tố không gianthời gianđiều kiện văn hóaxã hội... Quán chiếu các hoạt động ý chí ước muốn cũng do tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh, nếu các tiếp xúc không có thì không có các hoạt động tâm lý ấy. Quán thức tồn tại do duyên danh sắc tức là do thân thể, do cảm giáctri giác và tâm hành mà có mặt, chúng không độc lập, tự có... Cuối cùng quán các uẩn đều nương vào nhau, có ở trong nhau, cái này là cái kia. Như vậy thấy một cách sâu sắc và toàn diện về con người và mối quan hệ con người với thiên nhiên và vũ trụ.

      

 

 

Lý thuyết năm uẩn phân tích con người là hợp thể của yếu tố sinh lývật lýtâm lý để làm nổi bật tính vô ngãbiến độngbất an và duyên sinh của con người và vũ trụ. Trên cơ sở phân tích quán chiếu năm uẩn sẽ đem đến trí tuệ và giải thoát khổ đau. Đức Phật dạy: «Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thọ, tưởng, hành, thức... người ấy giải thoát khỏi ác ma« (Kinh Tương Ưng III). Như vậy, vấn đề chủ yếu không phải là sự hiện hữu của năm uẩn mà chính là sự có mặt của chấp trước và tham luyến năm uẩnCon người có thói quen tư duy về ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh. Mặt khác, chúng ta thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như là thân thể hay tình cảm, tư tưởng... nếu cái ấy bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng ngay. Phật dạy: «Người ngu thường nghĩ rằng thân này là chính ta, ta có cái thân này, thân này ở trong tự ngã hoặc có tự ngã ở trong thân... Cái khổ này là chính ta, ta có nỗi khổ này, nỗi khổ này ở trong ta, ta đang ở trong cái khổ...«. Do vậy, khi sắc thâncảm thọ... thay đổi, con người thay đổi theo; sợ hãichướng ngại, khát vọng và phiền muộn phát sinh.
Khi tâm chấp trước và tham luyến được rũ bỏ, năm uẩn là thanh tịnh, là vô lậu, là pháp uẩn. Khi ấy sắc thân là thân tự tại, thọ là tâm từ bi, tưởng là trí vô phân biệt, hành là trí thanh tịnh và thức là trí căn bản. Như vậy, đạt được giải thoát hoàn toàn như Bát Nhã Tâm kinh nói: Vượt thoát mọi khổ ách./.

 


Như vậy, mặc dù hiện nay xưng tán danh hiệu Quan Âm hay Quán Âm đều được, tùy thói quen của mỗi người. Nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm (Quán Thế Âm) hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.

 

Namo Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Namo AdidaPhat!
Namo Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Mahatat!

Tag: Quán Thế Âm Quan Thế Âm Quán Âm Quan Âm Học Phật Phật Giáo Học Phật Pháp ĐỒ THỜ MINH HUỆ dothominhue Tượng Phật Tượng Quan Âm Tượng Quán Âm Tượng Quán Thế Âm Thờ Phật

Hệ thống phân phối