Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là đi tu

        Đạo Phật khẳng định: "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật". Chữ Hiếu tròn trịa đong đầy yêu thương với những ai kính cha lễ mẹ - Đấng sinh thành đã tạo kiếp người cho ta.

 

 

Công cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

 

         

          Thật kỳ diệu khi một em bé chào đời, sự mang nặng đẻ đau, thai nghén suốt kỳ, mệt mỏi, buồn bực nhưng vẫn thương, vẫn yêu, vẫn cố vô cùng dù mẹ không tiếp được chút năng lượng nào vào người, dù con có rút hết cả nguồn dinh dưỡng sẵn có từ mẹ. Thời gian cứ xoay vần, bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, và rồi..."Tiếng con khóc òa, mắt mẹ lệ nhòa" - vì hạnh phúc trào dâng khiến tim mẹ tan chảy với thiên thần bé xíu đã đến bên cuộc đời của mẹ. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung đã viết lên những lời ca câu hát như thể hiện hết tâm trạng, hết nỗi niềm của người mẹ mong ngóng con suốt chín tháng mười ngày. Rồi đến thuở ầu ơ, dù mẹ ốm mẹ đau, dù cả đêm thao thức thì con vẫn trọn trong vòng tay êm ái và nồng say trong những khúc ru mượt mà chan chứa tình yêu vô bờ bến của mẹ của cha "À...a...à...à....ời....."!


Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

       

          Núi Thái Sơn cao vời vợi, bao la và rộng lớn nhường nào, nước trong nguồn mát lắm ai ơi, cha mẹ nào mà chẳng thương con, cha mẹ nào cũng yêu con vô ngần. Các cụ xưa thường nói "nước mắt chảy xuôi chứ đâu chảy ngược bao giờ"! Đúng là vậy, có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ, tình thương và sự lo lắng của cha mẹ đối với con cái là suốt đời, là bất tận. Bà nội của tôi, lúc bà sắp về với tổ tiên các cụ, mệt lắm rồi, yếu lắm rồi, vẫn cố với tay kéo chăn đắp cho bố tôi, "sợ con lạnh mà!", bố nhắm mắt, bố đâu có ngủ mà sao nước mắt cứ lăn dài!

 

 

 

 

 

        Cuộc sống dân gian đời thường đã thấu hiểu được công đức và giá trị hiện thực của Phật giáo mà răn dạy con cháu hiếu kính với song thân, đây là nền tảng đạo đức của con người. Việc tu hành trước tiên là phải hiếu kính với cha mẹ, người tu mà quên mất đạo đức nền tảng đó, bỏ quên cha mẹ bệnh tật, đói khát hay cả những lời nói nặng nhẹ làm quặn thắt bậc sinh thành thì mọi tu hành khổ hạnh, công sức học đạo cũng là vô nghĩa. Lo cho cha mẹ, quý kính Tam bảo, chuyển hóa tham sân si, sống theo Chính pháp, làm tròn đạo hiếu có như vậy việc học đạo mới thật ý nghĩa.

 

Kính chúc Quý vị thân tâm an lạc! Hiếu hạnh một đời.

 

♦♦♦ ĐỒ THỜ MINH HUỆ - Tâm Duyên Hoan Hỷ ♦♦♦

 

-Ảnh sưu tầm nguồn internet-

 

Tag: Chữ hiếu cha mẹ đạo hiếu đồ thờ minh huệ vu lan rằm tháng 7

Hệ thống phân phối

Chat Zalo

X